Mất trinh, gái điếm, chuyển giới và các sự lạ khác ở thời Lê
Blog người hiếu cổ - Thân hữu của tôi là Vân Trai Trần Quang Đức tiên sinh, nhân buổi thư nhàn ngồi đọc sách, đã phát hiện ra trong thư tịch cổ nhiều điều thú vị mà hầu như chúng ta đều chưa biết tới và ghi chép thành mấy dòng tản mạn, như:
- Lê Lợi làm mất kiếm ở Hồ Gươm
- Gái điếm thời Lê
- Con gái thời xưa đa số đã mất trình trước khi đi lấy chồng
- Cột cờ Hà Nội không được người xưa coi trọng
- Thời Lê đã có thuật chuyển đổi giới tính
Blog người hiếu cổ xin trích dẫn lại ghi chép về các sự việc trên để quý độc giả cùng thưởng thức, và có thêm tư liệu tham khảo cho những kiến văn của mình.
1) Vua Lê Lợi không hề trả kiếm tại Hồ Gươm
"Sơn cư tạp thuật:"Hồ Gươm nằm ở phía Đông kinh thành, tương truyền buổi đầu thời Cao Hoàng đế (chỉ Lê Lợi), có con rùa to như cái lọng, nổi trên mặt nước, khấn yểm đều không khắc chế được. Cao Hoàng lấy kiếm chỉ vào nó, nó nghển cổ như ngóng nhìn. Cao Hoàng tức giận ném kiếm xuống hồ, con rùa liền lẩn đi. Vua sai tát cạn nước hồ, nhưng không thấy nó đâu, kiếm cũng chẳng biết ở nơi nào." (劍湖在京城之東,世傳高皇初,有大龜如蓋,浮水面,厭禱弗克。 高皇以劍指之,龜矯首如有所望,高皇怒擲劍入湖,龜遂隱。帝命㪺 水涸之,無所見,劍亦不知所在)
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng chép trong Tang thương ngẫu lục: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục nước hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (ngóng trái ngóng phải, tìm mãi không thấy ^^). 《滄桑偶錄·還劍湖》昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿 浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望"
"Sơn cư tạp thuật:"Hồ Gươm nằm ở phía Đông kinh thành, tương truyền buổi đầu thời Cao Hoàng đế (chỉ Lê Lợi), có con rùa to như cái lọng, nổi trên mặt nước, khấn yểm đều không khắc chế được. Cao Hoàng lấy kiếm chỉ vào nó, nó nghển cổ như ngóng nhìn. Cao Hoàng tức giận ném kiếm xuống hồ, con rùa liền lẩn đi. Vua sai tát cạn nước hồ, nhưng không thấy nó đâu, kiếm cũng chẳng biết ở nơi nào." (劍湖在京城之東,世傳高皇初,有大龜如蓋,浮水面,厭禱弗克。
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng chép trong Tang thương ngẫu lục: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục nước hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (ngóng trái ngóng phải, tìm mãi không thấy ^^). 《滄桑偶錄·還劍湖》昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿 浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望"
2) Gái điếm thành Thăng Long thời Lê
"Sơn cư tạp thuật:"Nước ta trước đây đĩ điếm phần nhiều tụ tập ở kinh thành và quân doanh, chỗ nào cũng có, riêng phố Hàng Chĩnh, Hàng Cau đông nhất. Đĩ phần nhiều bị giang mai, tục gọi là mụn Xiêm La. Tương truyền khi chinh phạt Xiêm La, tướng sĩ mắc chứng này, về lây cho nhau, đứa phóng đãng trăng hoa hay mắc phải, có khi chết người. Sau năm Mậu Thân (1788), tướng sĩ trấn Bắc Thành phần đông lây bệnh này, nguy cấp khôn cứu, cấm cũng không dứt được. Bèn lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi. Đó cũng là một cách làm hay." (《山居雜述·女閭》:我國從前娼妓多聚京師軍房,在在有之,唯 㽀(直徑切,音鄭,釜別名)肆、榔肆尤盛。妓多楊梅瘡,俗言暹羅 瘡。相傳征暹羅時,將士得此癥,還相傳染,浪夫蕩子多得之,有至 卒死者。戊申以後,鎮北城將士多染是瘡,危殆不救,禁之不能止, 遂索諸坊庯娼妓,髡其頭,杖而逐之。是亦一快擧。)"
"Sơn cư tạp thuật:"Nước ta trước đây đĩ điếm phần nhiều tụ tập ở kinh thành và quân doanh, chỗ nào cũng có, riêng phố Hàng Chĩnh, Hàng Cau đông nhất. Đĩ phần nhiều bị giang mai, tục gọi là mụn Xiêm La. Tương truyền khi chinh phạt Xiêm La, tướng sĩ mắc chứng này, về lây cho nhau, đứa phóng đãng trăng hoa hay mắc phải, có khi chết người. Sau năm Mậu Thân (1788), tướng sĩ trấn Bắc Thành phần đông lây bệnh này, nguy cấp khôn cứu, cấm cũng không dứt được. Bèn lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi. Đó cũng là một cách làm hay." (《山居雜述·女閭》:我國從前娼妓多聚京師軍房,在在有之,唯
3) Con gái xưa thường đã mất trinh trước khi lấy chồng:
"Ôi! Con gái thời xưa mười năm khuê các, sáng chẳng dời sân, khuya đi thắp lửa, lấy đó phòng thân mà vẫn chẳng tránh được điều dâm bôn lầm lỡ. Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã lộ người hở mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem trò, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối, thì phần nhiều đã mất trinh rồi." (Sơn cư tạp thuật, viết vào khoảng 1786 - 1789) 越南黎末《山居雜述·女當謹嚴》嗚呼!古者女子十年不出,晝不遊 庭,夜行以火,以此為防,猶未免有婬奔之失。國俗於女子防閑甚爲 疏略。呈身露面而與男子同途共井,踏青看場,而與男子挨肩擦背, 至於為所媒誘而失其身者多矣。"
"Ôi! Con gái thời xưa mười năm khuê các, sáng chẳng dời sân, khuya đi thắp lửa, lấy đó phòng thân mà vẫn chẳng tránh được điều dâm bôn lầm lỡ. Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã lộ người hở mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem trò, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối, thì phần nhiều đã mất trinh rồi." (Sơn cư tạp thuật, viết vào khoảng 1786 - 1789) 越南黎末《山居雜述·女當謹嚴》嗚呼!古者女子十年不出,晝不遊
4) Người xưa chê việc xây dựng Cột cờ Hà Nội
"Ngắm cái cột cờ Hà Nội mấy lần mà chẳng thấy nó đẹp ở chỗ nào, trông rất thiếu thẩm mỹ. Nay đọc Tang thương lệ sử, mới biết ngày xưa cũng có nhiều cụ nghĩ như mình. Sách này viết: "Kỳ đài ở phía trước lầu Ngũ môn là di chỉ Tam môn triều Lý. Thời Gia Long dỡ bỏ Tam môn, đến năm thứ năm (1806) xây kỳ đài... Từ xa trông lại, giống hệt ống khói ở công xưởng, khiến người ta xót xa." (Nguyên văn: 旗臺在五門樓前,李朝三門故址也。嘉隆年間撤三門,五年筑旗臺...自遠望之,有如工廠之煙突,令人為惻然)"
"Ngắm cái cột cờ Hà Nội mấy lần mà chẳng thấy nó đẹp ở chỗ nào, trông rất thiếu thẩm mỹ. Nay đọc Tang thương lệ sử, mới biết ngày xưa cũng có nhiều cụ nghĩ như mình. Sách này viết: "Kỳ đài ở phía trước lầu Ngũ môn là di chỉ Tam môn triều Lý. Thời Gia Long dỡ bỏ Tam môn, đến năm thứ năm (1806) xây kỳ đài... Từ xa trông lại, giống hệt ống khói ở công xưởng, khiến người ta xót xa." (Nguyên văn: 旗臺在五門樓前,李朝三門故址也。嘉隆年間撤三門,五年筑旗臺...自遠望之,有如工廠之煙突,令人為惻然)"
5) Thuật chuyển giới đã xuất hiện từ thời Lê trung hưng
"Tôi tối qua trộm nhàn xem sách, thấy có một việc kỳ thú. Chẳng là sách Thái bình quảng ký thời Nguyễn có chép một việc thế này: "Vào năm Đinh Sửu thời Lê Cảnh Hưng (1757), xã Nam Triệu, huyện Thủy Đường, trấn Hải Dương có người đờn bà đến tuổi cập kê, được gả cho người xã Trinh Hưởng. Chỉ hơn chục năm đã sinh được hai trai một gái. Đến năm 36 tuổi bèn lấy thiếp cho chồng, rồi làm căn nhà khác ở, mặt mũi mọc ra râu ria, dường trở thành một mỹ nam. Đoạn lại lấy con gái của người xã Nhân Giả làm vợ, sinh được một trai một gái, của nhà giàu có, thọ đến lục tuần mới mất". Tác giả sách này gọi là người nửa âm dương, tức 'người đổi giới tính' theo cách gọi ngày nay vậy (tục nước ta gọi là người chuyển giới). Nói vậy thì thuật đổi giới ở nước Việt ta đã có từ lâu rồi, mà người chuyển giới lại có thể sinh đẻ, thọ đến tuổi thuận tai. Ôi! So với y thuật của nước Xiêm bây giờ, khá biết bọn Xiêm man còn xa mới bằng ta vậy. Đem so mọi việc, há chẳng lạ sao.
我昨晚偷閑看書見有一條奇聞趣事。皇阮古籍《太平廣記》載一事云:“黎景興嵗丁丑 (1757),海陽鎮水棠縣南肇社,有一女年已及笄,許嫁貞享社人。僅十餘年,生得二男一女。至三十六嵗,乃為其夫娶妾,而別造家室居住,面貌生出鬚髯, 宛成一美丈夫。自娶仁者社人之女為妻,生得一男一女,家道豐裕,壽至六旬而終” 。此書作者謂之‘半陰陽人’,即今所謂‘變性人’是也(我國俗号𠊚轉界)。如此説來,變性之術在我越國由來已久而變性之人竟有生育之理,壽至耳順之年。 噫!較之當今暹國醫術則可知暹蠻遠不之及也。比事而觀,詎不異然."
"Tôi tối qua trộm nhàn xem sách, thấy có một việc kỳ thú. Chẳng là sách Thái bình quảng ký thời Nguyễn có chép một việc thế này: "Vào năm Đinh Sửu thời Lê Cảnh Hưng (1757), xã Nam Triệu, huyện Thủy Đường, trấn Hải Dương có người đờn bà đến tuổi cập kê, được gả cho người xã Trinh Hưởng. Chỉ hơn chục năm đã sinh được hai trai một gái. Đến năm 36 tuổi bèn lấy thiếp cho chồng, rồi làm căn nhà khác ở, mặt mũi mọc ra râu ria, dường trở thành một mỹ nam. Đoạn lại lấy con gái của người xã Nhân Giả làm vợ, sinh được một trai một gái, của nhà giàu có, thọ đến lục tuần mới mất". Tác giả sách này gọi là người nửa âm dương, tức 'người đổi giới tính' theo cách gọi ngày nay vậy (tục nước ta gọi là người chuyển giới). Nói vậy thì thuật đổi giới ở nước Việt ta đã có từ lâu rồi, mà người chuyển giới lại có thể sinh đẻ, thọ đến tuổi thuận tai. Ôi! So với y thuật của nước Xiêm bây giờ, khá biết bọn Xiêm man còn xa mới bằng ta vậy. Đem so mọi việc, há chẳng lạ sao.
我昨晚偷閑看書見有一條奇聞趣事。皇阮古籍《太平廣記》載一事云:“黎景興嵗丁丑 (1757),海陽鎮水棠縣南肇社,有一女年已及笄,許嫁貞享社人。僅十餘年,生得二男一女。至三十六嵗,乃為其夫娶妾,而別造家室居住,面貌生出鬚髯, 宛成一美丈夫。自娶仁者社人之女為妻,生得一男一女,家道豐裕,壽至六旬而終” 。此書作者謂之‘半陰陽人’,即今所謂‘變性人’是也(我國俗号𠊚轉界)。如此説來,變性之術在我越國由來已久而變性之人竟有生育之理,壽至耳順之年。 噫!較之當今暹國醫術則可知暹蠻遠不之及也。比事而觀,詎不異然."
0 nhận xét :
Đăng nhận xét