Danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất hành thư" có nên phong cho "Lan đình tự" ?

Blog người hiếu cổ - Ngày nay, chúng ta thường được nghe nói thiếp thư pháp "Lan đình tự" của Vương Hy Chi đời Tấn được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hành thư". Tuy nhiên danh xưng này không phải lúc nào cũng được tất cả các chuyên gia cùng đồng tình. Dưới đây Blog người hiếu cổ xin đưa ra một luận điểm của tác giả Trần Truyền Tịch (Trung Quốc) phản đối danh xưng này của "Lan đình tự"
"Lan đình tự" của Vương Hy Chi  -  (Click để phóng to)
Vấn đề chân ngụy của “Lan đình tự” tạm thời không bàn đến, bài viết này chỉ nói đến giá trị nghệ thuật.
Kỳ 6 tạp chí “Văn vật” năm 1965 có đăng tải lại lời của Quách Mạt Nhược 郭沫若 rằng: “Lan đình tự thiếp” có thể khẳng định không phải do Vương Hy Chi viết, giá trị thư pháp của nó không ai có thể bôi bác”. Như thế tức là phủ định tác giả “Lan đình tự là Vương Hy Chi, đồng thời lại thừa nhận trình độ nghệ thuật của tác phẩm này rất cao. “Quang minh nhật báo” ngày 23 tháng 7 năm 1965 có đăng lời phát biểu của Cao Nhị Thích 高二适 ca ngợi “Lan đình tự” hết lời, đương nhiên, quan điểm của Cao Nhị Thích là tôn sùng giá trị nghệ thuật của thiếp này. Quả thật, đến nay, nhiều chuyên gia thư pháp đều cho rằng không ai phủ nhận trình độ nghệ thuật thư pháp của “Lan đình tự”, bất luận nó là chân hay ngụy, đều là “không ai có thể bôi bác” như lời Quách Mạt Nhược.
Người viết từ lúc trẻ đã lâm mô “Lan đình tự” đã 9 năm, cơ hồ như không ngày nào ngừng nghỉ, 20 năm trước, tôi đã từng nói, dưới góc độ so sánh thì, trình độ nghệ thuật thư pháp của “Lan đình tự” không phải là cao nhất (chú ý: không phải tôi nói trình độ không cao, mà là không quá cao), so với thiếp “Tế điệt cảo” 祭侄稿 của Nhan Chân Khanh 颜真卿 thì còn thua hai đẳng cấp. Một số luận giải cho suy nghĩ trên như sau:
"Tế điệt cảo" của Nhan Chân Khanh  -  (Click để phóng to)
  • Thứ nhất: “Lan đình tự” cách điệu không đề cao tính cổ điển, có người nói rằng đây chính là sự sáng tạo của Vương Hy Chi. Sáng tạo thì có thể, nhưg không được cách điệu mà không đề cao tính cổ điển. Tuy nhiên thiếp “Tế điệt cảo” của Nhan Chân Khanh lại làm được điều đó.
  • Thứ hai: Cảnh giới cao nhất của thư pháp là “tản” 散 và “đạm” , nhưng xét ra thì thiếp của họ Vương chưa thực sự làm tốt điều này. Nó hoàn toàn là tác phẩm làm có ý đồ, dụng tâm mà viết. Thiếp của Nhan Chân Khanh thì lại đạt hai điều trên, viết không chú trọng vào vè đẹp nhưng lại vô cùng đẹp.
  • Thứ ba (nói rõ hơn về tản và đạm): Nhanh Chân Khanh đặt bút viết “Tế điệt cảo” và vận bút hoàn toàn tự nhiên, không dùng và không chú trọng một chút kĩ xảo nào. Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật có giá trị thì càng ít kĩ xảo thì giá trị nghệ thuật các cao, nếu quá dụng công vào kĩ xảo thì sẽ ảnh hưởng đến nghệ thuật. Trong khi đó, “Lan đình tự” thì thấy hạ bút, chuyển bút rất rõ ràng dụng công, lộ phong quá nhiều, trở nên thành cường điệu không cần thiết. Như vậy cái “đạm” trong thiếp họ Vương là không nhiều, trong khi thiếp của họ Nhan lại không hề mắc lỗi này.
  • Thứ tư: “Tế điệt cảo” tốt tươi mà đẹp đẽ, còn “Lan đình tự” thì đẹp đẽ mà không tốt tươi, chẳng trách có người nói thiếp “Lan đình” như “nữ lang tài”
  • Thứ năm: Cách dụng bút, mặc của “Tế điệt cảo” thông sướng mà khí thế thông suốt, “Lan đình tự” thì thấy rõ sự bố trí sắp xếp, không thể nói hoàn toàn là thông sướng được, khí thế lại kém xa thiếp kia.
  • Thứ sáu: Bút pháp nội tại trong “Tế điệt cảo” chứa rất nhiều biến hóa, lúc khô lúc ướt lúc đậm lúc nhạt, lúc nhanh lúc chậm lúc hoãn lúc gấp, thật khiến cho người xem phải hưng phấn, trong khi đó xem thiếp “Lan đình tự” lại không tạo nhiều cảm giác này.
  • Thứ bảy: “Lan đình tự” tuy nhiên kĩ pháp tuyệt hảo nhưng chưa tạo được sự hùng hồn cho toàn cục.
  • Thứ tám: Khí thế trong thư pháp của “Tế điệt cảo” khai triển, dùng nhiều viên bút mà “Lan đình tự” phần nhiều dùng phương bút, chữ lại quá nhiều mà mau.
Ngoài ra, còn một điểm vô cùng quan trọng, đó là khi xem “Lan đình tự”, chúng ta không thấy có sự thống nhất phong cách với các tác phẩm khác của Vương Hy Chi. Xem lại thiếp “Di mẫu” 姨母của Vương Hy Chi thấy thật đáng tiếc, số chữ quá ít, không thì hoàn toàn có thể cùng đứng vị trí “thiên hạ đệ nhất hành thư” cùng “Tế điệt cảo” chứ không phải là “Lan đình
***
Có thể nêu ra thêm rất nhiều luận điểm nữa chúng tỏ rằng giá trị nghệ thuật của “Lan đình tự” không bằng “Tế điệt cảo”. Nếu nhìn nhận trong hệ thống thư thiếp của Vương Hy Chi, các thiếp như “Sơ nguyệt thiếp”, “Thập thất thiếp”, “Táng loạn thiếp”… của ông mang tính nghệ thuật cao hơn “Lan đình tự” rất nhiều, bút pháp tản mà đạm, viên nhuận mà tự nhiên, không hề có sự cường điệu quá đà như “Lan đình tự.
Cộng với việc “Tế điệt cảo” hoàn toàn là chân tích của Nhan Chân Khanh, “Tế điệt cảo” thực đáng để suy tôn thành “Thiên hạ đệ nhất hành thư”.
______________________________
Nguyễn Ngọc Thanh dịch có chọn lọc từ bài viết 
《兰亭序》不足称为“天下第一行书”《祭侄稿》应为“天下第一行书” 
Tác giả: Trần Truyền Tịch 陈传席.
Link tham khảo: http://www.shxw.com/shulunjingxuan/2008/0610/article_840.html

0 nhận xét :

Đăng nhận xét