Thi từ trong "Tứ đại danh trứ" của Trung Quốc
Nhìn lên bầu trời văn học, các tác phẩm văn học kinh điển có thể gọi là sao sáng đầy trời. Cổ nhân từng nói "Văn là để tải đạo", do đó, tất cả những tác phẩm văn học kinh điển đều không thể tách rời một chữ "đạo", cụ thể ở chỗ con người ta biết đường tu tập để sau đó đạt được dĩnh ngộ trong việc tu thân, bao hàm các phạm trù văn hóa như: Đạo đức, thiên mệnh... Một tác phẩm văn học hay đều phải có bố cục kết cấu nghiêm cẩn, hấp dẫn người đọc và có những ý nghĩa sâu xa từ đầu đến cuối. Những bài thơ, từ mở đầu một tác phẩm văn học kinh điển thường mang tính chủ đề cho tác phẩm, khiến cho người đọc hiểu ngay ý mà tác giả muốn truyền đạt là gì, nó chiếm địa vị vô cùng quan trọng, hơn nữa, bộ phận thơ từ ở kết đoạn thường mang đến cho người đọc một cảm nhận mở, như thể lời đã dứt mà ý thì còn vô cùng, khiến cho toàn bộ tác phẩm thêm phần thi vị và phong phú. Dưới đây xin đưa ra một số ví dụ về thơ và từ trong 4 tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc: Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng Lâu mộng, Tây du kí, Thủy hử truyện.
1) Tam quốc diễn nghĩa 《三国演义》
白发渔樵江渚上,
惯看秋月春风。
一壶浊酒喜相逢。
古今多少事,都付笑谈中。
Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy
Lãng hoa đào tận anh hùng
Thị phi thành bại chuyển đầu không
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng
Bạch phát ngư tiều giang chử thượng
Quán khán thu nguyệt xuân phong
Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng
Cổ kim đa thiểu sự
Đô phó tiếu đàm trung
Lãng hoa đào tận anh hùng
Thị phi thành bại chuyển đầu không
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng
Bạch phát ngư tiều giang chử thượng
Quán khán thu nguyệt xuân phong
Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng
Cổ kim đa thiểu sự
Đô phó tiếu đàm trung
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, phải, trái, thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng!
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong
Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc nói cười suông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, phải, trái, thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng!
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong
Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc nói cười suông
Kết thúc là câu thơ:
纷纷世事无穷尽,
天数茫茫不可逃。
Phân phân thế sự vô cùng tận
Thiên số mang mang bất khả đào
Chuyện đời rối ren vô cùng tận
Trời cao định số trốn sao đây. (NNT)
Khái niệm "diễn nghĩa" từ xưa đã có, tức là cổ nhân dùng phương pháp giảng giải lịch sử nhưng lại không chỉ giảng chuyện sử, mà là từ lịch sử để đưa ra ý nghĩa, cường điệu và xiển phát nghĩa lý tư tưởng chính thống. Sau này, người ta thường gọi khái niệm "lịch sử" là "diễn nghĩa". Tam quốc diễn nghĩa xét ở góc độ nghệ thuật, được coi là điển phạm cho thể loại tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, toàn bộ tác phẩm đều nói đến các vấn đề liên quan đến một chữ "nghĩa", tuyên dương trung hiếu, tiết nghĩa, thiên mệnh, thiên lý, trị quốc, bình thiên hạ, cũng có mưu lược và trí tuệ trong đó nữa, tác phẩm biểu hiện rất rõ tư tưởng thiên mệnh trong văn hóa truyền thống. Trong tác phẩm còn bàn tới rất nhiều khái niệm "thiên ý", rằng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", cho rằng những biến hóa về điềm lành dữ, biến hóa về thiên văn đều là những biểu hiện của "thiên ý", thiên ý là cái con người không thể chống lại được, con người chỉ có thể thuận theo ý trời thi hành mà thôi.
2) Hồng lâu mộng 《红楼梦》
Mở đầu bằng bài thơ
满纸荒唐言,
一把辛酸泪。
都云作者痴,
谁解其中味!
Mãn chỉ hoang đường ngôn
Nhất bả tân xoan lệ
Đô vân tác giả si
Thùy giải kỳ trung vị!
Đầy giấy chỉ là những lời hoang đường
Chỉ là một giọt lệ chua cay
Ai cũng nói tác giả si mê
Ai có thể giải được ý vị sâu kín trong đó đây!
Và kết thúc bằng bài:
说到辛酸处,
荒唐愈可悲。
由来同一梦,
休笑世人痴!
Thuyết đáo tân xoan xứ
Hoang đường dũ khả bi
Do lai đồng nhất mộng
Hưu tiếu thế nhân si!
Nói đến chỗ chua cay
Hoang đường càng thêm buồn
Trước nay chỉ là một giấc mộng
Chớ có cười thế nhân si mê!
Hai bài thơ đầu và kết như một sự đối đáp nhưng không hẳn là đối đáp, bài đầu như giới thiệu còn bài sau lại như một sự khẳng định nỗi lòng của tác giả. Mộng chỉ tất cả sư vật hư ảo, không phải sự thật, "Hồng lâu mộng" tức là sự hư ảo cõi hồng trần vậy, tác giả muốn chuyển tải đến người đọc một thông điệp: con người biết vứt bỏ đi những si mê cõi hồng trần, khi tỉnh mộng thì minh tâm kiến tính, trở về cái bản nhiên chân thiện mĩ của con người.
3) Thủy hử truyện《水浒传》
Mở đầu bằng bài từ:
试看书林隐处,
几多俊逸儒流。
虚名薄利不关愁,
裁冰及剪雪,
谈笑看吴钩。
七雄绕绕乱春秋。
见成名无数,
图形无数,
更有那逃名无数。
刹时新月下长川,
江湖桑田变古路。
讶求鱼缘木,
拟穷猿择木,
恐伤,
弓远之曲木,
不如且覆掌中杯,
再听取新声曲度。
Kết thúc có bài thơ:
天罡尽已归天界,
地煞还应入地中。
千古为神皆庙食,
万年青史播英雄。
Thiên Cang tận dĩ quy thiên giới
Địa Sát hoàn ưng nhập địa trung
Thiên cổ vi thần giai miếu tự
Vạn niên thanh sử bá anh hùng.
Sao Thiên Cang (tức sao Bắc Đẩu) đã quay hết về thiên giới
Sao Địa Sát vẫn còn ở trên mặt đất
Từ ngàn xưa, làm thần đều được thờ tự ở chốn miếu vũ
Muôn năm sử xanh vẫn còn lưu truyền về tấm gương anh hùng.
Thủy hử truyện nói đến sự biến loạn hưng suy của triều đại nhà Tống, nhóm nhân vật được chia làm 2 phe: 108 anh hùng Lương Sơn và phe gian thần trong triều (trung tâm là Cao thái úy - Cao Cầu). Trong truyện, cường đạo được thừa nhận thành thiên đạo, hành sự lấy chữ nghĩa làm đầu, nhưng trong mắt người ta thì họ chỉ là phường tặc khấu trên núi mà thôi. Nhưng xét đến một khía cạnh khác, họ lại được coi là những anh hùng, đó chính là văn hóa của cường đạo: "đạo tặc cũng có đạo". Điều đó phản ánh một điều: con người bất kể sinh ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào, tuân theo những quy phạm đạo đức làm người, thay trời hành đạo, trừ gian diệt ác, bảo vệ nhân dân, đều sẽ được thần linh giúp đỡ. Tuy nhiên kết cục truyện khá thê thảm cho phe Lương Sơn, nhưng sau đó lại được nhân dân lập miếu thờ, đây chính là cái hay trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng.
4) Tây du kí《西游记》
Bài thơ mở đầu:
混沌未分天地乱,
茫茫渺渺无人见。
自从盘古破鸿蒙,
开辟从兹清浊辨。
覆载群生仰至仁,
发明万物皆成善。
欲知造化会元功,
须看西游释厄传。
Hỗn trọc vị phân thiên địa loạn
Mang mang diểu diểu vô nhân kiến
Tự tòng Bàn Cổ phá hồng mông
Khai tích tòng tư thanh trọc biện
Phúc tải quần sinh ngưỡng chí nhân
Phát minh vạn vật giai thành thiện
Dục tri tạo hóa hội nguyên công
Tu khán tây du thích ách truyền.
Bài thơ kết thúc:
Nguyễn Ngọc Thanh viết |
圣僧努力取经编,
西宇周流十四年。
苦历程途遭患难,
多经山水受迍邅。
功完八九还加九,
行满三千及大千。
大觉妙文回上国,
至今东土永留传。
Thánh tăng nỗ lực thủ kinh biên
Tây vũ chu lưu thập tứ niên
Khổ lịch trình đồ tao hoạn nạn
Đa kinh sơn thủy thụ truân chiên
Công hoàn bát cửu hoàn gia cửu
Hành mãn tam thiên cập đại thiên
Đại giác diệu văn hồi Thượng quốc
Chí kim Đông Độ vĩnh lưu truyền.
Lại có bài thơ:
愿以此功德,
庄严佛净土。
上报四重恩,
下济三途苦。
若有见闻者,
悉发菩提心。
同生极乐国,
尽报此一身。
Nguyên dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Thượng báo tứ trùng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược kiến văn giả
Tất phát bồ đề tâm
Đồng sinh cực lạc quốc
Tận báo thử nhất thân.
Tây du kí là một bộ sách giác ngộ, kể về câu chuyện Đường Tăng cùng 3 đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh đi đến Tây Thiên bái Phật cầu kinh. Đường Tăng là vị hòa thượng luôn lấy điều từ bi làm đầu, thực mang chính khí của bậc thánh tăng, lập chí đi bái phật cầu kinh để cứu độ chúng sinh, ý chí kiên định kiên quyết không từ. Tôn Ngộ Không luôn một lòng bảo vệ sư phụ, có trước có sau; trừ bỏ điều ác, hoằng dương việc thiện, cứu người khỏi hoạn nạn. Thầy trò Đường Tăng đối với Phật pháp thật khiến cho người đời sau ngưỡng mộ và học tập, họ tuy rằng phải trải qua chín chín tám mươi mốt kiếp nạn nhưng cuối cũng vẫn lấy được chân kinh, tu thành chính quả, đắc đạo thành phật, khiến cho con người mới biết đến sự hướng thiện, ấy mới là chính đạo của con người. Tây du kí hướng tới việc giác ngộ, do đó, đây cũng là tác phẩm duy nhất trong "tứ đại danh trứ" có một kết cục viên mãn.
*
***
Các tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng chú trọng vào đạo đức, đề cao tính nhân văn và hướng tới tương lai, cho rằng sinh mệnh chỉ có đạo - nghĩa - tài là quý, tóm lại đó đều là những chân lý trong đạo làm người, cổ vũ con người tìm đến chốn quang minh và chân lý.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét