"Thiên địa huyền hoàng" hay "Thiên địa nguyên hoàng"

Thiên tự văn 千字文 vốn tên là "Thứ vận Vương Hi Chi thư thiên tự"次韻王羲之書千字, là cuốn sách vần dài dùng để dạy trẻ trong trường học thời xưa. Sách gồm đúng 1 ngàn chữ Hán không lặp đi lặp lại ghép thành. Theo nhiều thuyết cho rằng sách này xuất hiện từ thời Lương Vũ Đế (502-549), do Lương Vũ Đế ủy thác Chu Hưng Tự 周興嗣 (470-521) sáng tác cho công chúa luyện thư pháp. Thiên tự văn đưa các khái niệm cơ bản về lịch sử, sự vật để dạy cho trẻ nhỏ, cùng với các sách "Tam tự kinh", "Bách gia tính" hợp lại gọi là "Tam bách thiên"
Thiên tự văn - by Nguyễn Ngọc Thanh
 Hiện nay tồn tại 2 bản “thiên tự văn” khác nhau ở chữ “huyền” và chữ “nguyên”:
Thiên địa huyền hoàng
天地玄黄
Thiên địa nguyên hoàng
天地元黄
Tuy nhiên, để giải thích vì sao có sự dị biệt trên, ta đi vào tìm hiểu lịch sử của tị húy học. Như ta đã biết, từ các thiếp thư pháp của Tống Huy Tông, Tống Cao Tông đến thiếp của vua Khang Hy đều được viết là “Thiên địa nguyên hoàng”, vì thế chữ nguyên có thể là tị húy của một vị vua nào đó sớm hơn Tống Cao Tông. Lần theo thông tin các vị vua triều trước đó, thấy rằng có Tống Thánh Tổ Triệu Khuông Dận tên là Huyền Lãng玄朗, vì vậy sau này phải kị 2 chữ Huyền và Lãng. Điều này giải thích cho việc thay thế “huyền” thành “nguyên”. Cũng tương tự như vậy, Khổng Tử trước đời Tống Được phong hiệu là “Huyền thánh Văn tuyên vương”, nhưng do tị húy nên đổi thành “Chí thánh Văn tuyên vương” như ngày nay vẫn dùng. Sau khi triều Tống diệt vong, văn bản “Thiên tự văn” lưu  truyền 2 dị bản song song, không ảnh hưởng lẫn nhau, đến đời sau, như vua Khang Hy chẳng hạn, do tôn sùng cổ nhân nên viết lại “Thiên tự văn” vẫn viết là “Thiên địa nguyên hoàng”.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét