Đôi điều về 3 bản dịch thơ "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu
"Hoàng Hạc Lâu" - thư pháp bởi Tử Hư Nguyễn Ngọc Thanh (Click vào ảnh để xem ảnh lớn hơn) |
Blog người hiếu cổ - Trong "Toàn Đường Thi" (gồm 42.863 bài thơ của 2.520 thi sĩ đời Đường) - Nếu chỉ lấy 1 bài thơ tiêu biểu thì chắc là ai cũng chọn đó là "Hoàng Hạc Lâu" cuả Thôi Hiệu ?
"Hoàng Hạc Lâu" thuộc hàng đệ nhất luật thi đời Đường. Tác giả của thiên kỳ thi tuyệt hảo này là Thôi Hiệu (?-754) người Bịện Châu (Khai Phong-Hà nam) đỗ Tiến sĩ năm Khai nguyên 13 (725) làm Quan tới chức Tư huân viên ngoại lang,hàm tứ phẩm (cỡ Vụ phó ngày nay ). Ông tính lãng mạn,ham đánh bạc, rượu chè "của lạ" (thay vợ đến 4 lần).Hồi trẻ thơ ông diễm lệ bóng bẩy, đến cuối đời phong thái cốt cách mạnh mẽ rắn rỏi, sáng tạo tân kỳ có thể theo kịp Giang Yêm, Bão Chiếu... Ông khổ vì ngâm vịnh đến trở bệnh xanh xao hốc hác cả người (hết mình vì thơ là vậy); Bạn ông nói đùa "không phải Bác bệnh đến như vậy, bởi khổ vì ngâm thơ nên gầy thôi" !
Lầu Hoàng Hạc xây dựng từ thời Tam Quốc, vốn là "tửu quán" - đó là 1 trong tam đại danh lâu của xứ "Giang Nam hảo "nơi hội tụ cuả các văn nhân tài tử đến đây uống rượu và làm thơ...Theo sách "Cổ đại thi tứ cố sự" thì Thôi Hiệu đề thơ ở Lầu Hac Vàng ở tư thế: thi sỹ nhìn Hán Dương ở bờ sông bên kia, "Tình Xuyên Các" bị che lấp trong ráng chiều ta, bãi Anh Vũ giữa sông phủ một lớp cỏ dày...
Thầy giáo của NK đã từng giảng giải: cái diệu của Thôi Hiệu ở chỗ chỉ một câu tả "Lầu", còn 3 câu kia đều tả "người xưa"... trong đó câu 1 là tả "người xưa", câu 3 là nghĩ "người xưa", câu 4 là ngóng "người xưa", cứ như phớt lờ không nhắc gì đến "lầu".Câu 5-8 tiền giải là tả "người xưa", hậu giải tả "người nay", tuyệt nhiên không tả đến "lầu"... Thi sỹ chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão của mình.Rồi "hương quan hà xứ thị" (ở nơi này) với cây thì "lịch lịch" (in rõ), bãi thì "thê thê" (tươi tốt), riêng có mắt thì ngóng "hương quan" là không biết "hà xứ" (nơi nào). Rồi với hai chữ "nhật mộ" (chập tối lúc chim về tổ, gà vào chuồng) đặt ngang lên câu thơ làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải cùng nhảy múa tạo nên tuyệt tác để "đời sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu nữa mà chuốc lấy hổ thẹn."
Vâng, đúng là thế: cái diệu của Thôi Hiệu là trong 8 câu, chỉ có một câu nói đến Lầu (câu 2).Câu 3 "Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản" là câu rất đặc biệt: dùng liên tiếp 6 chữ "trắc" trong câu thơ 7 chữ, bất chấp luật bằng trắc, với bút pháp ấy khiến câu thơ mang sức mạnh (nội lực) khác thường.Để làm gì? - để nhấn mạnh cái ý "tiền bất kiến cổ nhân"
- "nhất khứ" là một đi - "bất phục phản" là không trở lại... câu này nói lên cái lẽ vô thường của mọi người, mọi việc.
Câu 3 đối câu 4: ý là thôi, đừng hoài niệm mãi nữa
Hoàng Hạc Lâu với cái ý tại ngôn ngoại đó là cái độc đáo của Đường thi mà nó là tiêu biểu số 1; và chính cũng vì lẽ đó mà xưa nay các nhà thơ ta đã bị Hoàng Hạc Lâu "thôi miên" ám ảnh, hết thế hệ này đến thế hệ khác lao tâm khổ tứ "dịch" nó, đến nay đã có ngót 100 bản dịch. Theo thiển ý của NK thì có 3 bản dịch đáng lưu ý là:
Thầy giáo của NK đã từng giảng giải: cái diệu của Thôi Hiệu ở chỗ chỉ một câu tả "Lầu", còn 3 câu kia đều tả "người xưa"... trong đó câu 1 là tả "người xưa", câu 3 là nghĩ "người xưa", câu 4 là ngóng "người xưa", cứ như phớt lờ không nhắc gì đến "lầu".Câu 5-8 tiền giải là tả "người xưa", hậu giải tả "người nay", tuyệt nhiên không tả đến "lầu"... Thi sỹ chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão của mình.Rồi "hương quan hà xứ thị" (ở nơi này) với cây thì "lịch lịch" (in rõ), bãi thì "thê thê" (tươi tốt), riêng có mắt thì ngóng "hương quan" là không biết "hà xứ" (nơi nào). Rồi với hai chữ "nhật mộ" (chập tối lúc chim về tổ, gà vào chuồng) đặt ngang lên câu thơ làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải cùng nhảy múa tạo nên tuyệt tác để "đời sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu nữa mà chuốc lấy hổ thẹn."
Vâng, đúng là thế: cái diệu của Thôi Hiệu là trong 8 câu, chỉ có một câu nói đến Lầu (câu 2).Câu 3 "Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản" là câu rất đặc biệt: dùng liên tiếp 6 chữ "trắc" trong câu thơ 7 chữ, bất chấp luật bằng trắc, với bút pháp ấy khiến câu thơ mang sức mạnh (nội lực) khác thường.Để làm gì? - để nhấn mạnh cái ý "tiền bất kiến cổ nhân"
- "nhất khứ" là một đi - "bất phục phản" là không trở lại... câu này nói lên cái lẽ vô thường của mọi người, mọi việc.
Câu 3 đối câu 4: ý là thôi, đừng hoài niệm mãi nữa
Hoàng Hạc Lâu với cái ý tại ngôn ngoại đó là cái độc đáo của Đường thi mà nó là tiêu biểu số 1; và chính cũng vì lẽ đó mà xưa nay các nhà thơ ta đã bị Hoàng Hạc Lâu "thôi miên" ám ảnh, hết thế hệ này đến thế hệ khác lao tâm khổ tứ "dịch" nó, đến nay đã có ngót 100 bản dịch. Theo thiển ý của NK thì có 3 bản dịch đáng lưu ý là:
1. Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
(Nam Phong tạp chí - năm 1923)
Người tiên xưa cưỡi Hạc vàng cút,
Ở đây chi những lầu hạc trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bạc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ.
Đây là bản dịch khá chối tai (rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho) ; công phu ở chỗ : theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất luật.
2. Bản dịch của Tản Đà:
(In ở tạp chí Ngày Nay số 80 , ngày 10-10-1937)
(Nam Phong tạp chí - năm 1923)
Người tiên xưa cưỡi Hạc vàng cút,
Ở đây chi những lầu hạc trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bạc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ.
Đây là bản dịch khá chối tai (rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho) ; công phu ở chỗ : theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất luật.
2. Bản dịch của Tản Đà:
(In ở tạp chí Ngày Nay số 80 , ngày 10-10-1937)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Đây là một bản dịch tài hoa, bay bướm nhẹ nhàng, văn chương trầm bổng theo cung điệu lục bát (đượm hồn dân tộc). Ở nguyên tác đó là cái không khí mang mang day dứt nỗi bơ vơ hiu quạnh của thân phận con người, lạc lõng giữa trần gian trong một chiều nắng tắt.Mà thiên đường thì đã mù mịt lối về.Cái không khí Hàn Lâm ấy đã bị Tản Đà thuần hóa trở nên nhu mì, mềm mại, nhẹ nhàng, trôi chảy trong dòng ca dao (lục bát). Cái HAY của Tản Đà là ở chỗ ấy, nó vào hồn người Việt là vì lẽ ấy, nhưng đó cũng là cái hụt hẫng khi dịch như thế?
3. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Xưa Hạc Vàng bay vút bóng người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Như ta đã biết : Thôi Hiệu (con người phát ốm vì làm thơ đã vận dụng hết 10 phần công lực phá vỡ luật thơ thất ngôn, sử dụng 6 thanh "trắc" liên tiếp mới nói được:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch Vân thiên tải không du du
Để đến độ hùng tâm dũng khí như Đại thi hào Lý Bạch vẫn phải gác bút (đạo bất đắc) chịu thua, cúi đầu ra đi...
Còn thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau 1000 năm thì ung dung rút kiếm, giữa trời thơ, phóng con mắt nhìn đời dõi theo cánh hạc đã mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn niêm luật (nói theo Tô Thẩm Huy). Đó là hai câu thực của Vũ bay bổng giữa trời ảo diệu:
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Một màu vàng lóe lên giữa trời vụt tắt, một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở lại, nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thâm phận con người (kiếp nhân sinh). Đọc đến câu cuối "đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi thì là cả một trời Đường thi bỗng lay động". Giá Thôi Hiệu phục sinh đọc bản dịch của Vũ thì chắc cũng bái phục: "Sóng ơi, sầu đã chín, xin người thôi giục,đó là sóng của bể dâu, hưng phế."
Ta thử đọc lại hai câu theo âm Hán/ Việt:
- Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Thì sẽ thấy nội công thâm hậu của Vũ:
- Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Nếu đưa chữ "hạc" lên đầu câu:
- Hạc vàng tung cánh đi đi mãi
Thì cả một trời thơ lung linh tối sầm lại? Thi tài là thế - và có lẽ sau Vũ Hoàng Chương không ai nên dịch lại (Hoàng Hạc Lâu) nữa?
3. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Xưa Hạc Vàng bay vút bóng người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Như ta đã biết : Thôi Hiệu (con người phát ốm vì làm thơ đã vận dụng hết 10 phần công lực phá vỡ luật thơ thất ngôn, sử dụng 6 thanh "trắc" liên tiếp mới nói được:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch Vân thiên tải không du du
Để đến độ hùng tâm dũng khí như Đại thi hào Lý Bạch vẫn phải gác bút (đạo bất đắc) chịu thua, cúi đầu ra đi...
Còn thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau 1000 năm thì ung dung rút kiếm, giữa trời thơ, phóng con mắt nhìn đời dõi theo cánh hạc đã mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn niêm luật (nói theo Tô Thẩm Huy). Đó là hai câu thực của Vũ bay bổng giữa trời ảo diệu:
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Một màu vàng lóe lên giữa trời vụt tắt, một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở lại, nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thâm phận con người (kiếp nhân sinh). Đọc đến câu cuối "đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi thì là cả một trời Đường thi bỗng lay động". Giá Thôi Hiệu phục sinh đọc bản dịch của Vũ thì chắc cũng bái phục: "Sóng ơi, sầu đã chín, xin người thôi giục,đó là sóng của bể dâu, hưng phế."
Ta thử đọc lại hai câu theo âm Hán/ Việt:
- Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Thì sẽ thấy nội công thâm hậu của Vũ:
- Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Nếu đưa chữ "hạc" lên đầu câu:
- Hạc vàng tung cánh đi đi mãi
Thì cả một trời thơ lung linh tối sầm lại? Thi tài là thế - và có lẽ sau Vũ Hoàng Chương không ai nên dịch lại (Hoàng Hạc Lâu) nữa?
Góc thành nam Hà Nội ngày 27-3-2010
Nguyễn Khôi - Cẩn bút
Nguyễn Khôi - Cẩn bút
0 nhận xét :
Đăng nhận xét