Một số ghi chép về sự tích Hồ Gươm
Blog người hiếu cổ - *(黎末)佚名 《山居雜述·物怪》:
劍湖在京城之東,世傳高皇初,有大龜如蓋,浮水面,厭禱弗克。高皇以劍指之,龜矯首如有所望,高皇怒擲劍入湖,龜遂隱。帝命㪺水涸之,無所見,劍亦不知所在。
(Lê mạt) Sơn cư tạp thuật - Vật quái:"Hồ Gươm nằm ở phía Đông kinh thành, tương truyền buổi đầu thời Cao Hoàng đế (chỉ Lê Lợi), có con rùa to như cái lọng, nổi trên mặt nước, khấn yểm đều không khắc chế được. Cao Hoàng lấy kiếm chỉ vào nó, nó nghển cổ như ngóng nhìn. Cao Hoàng tức giận ném kiếm xuống hồ, con rùa liền lẩn đi. Vua sai tát cạn nước hồ, nhưng không thấy nó đâu, kiếm cũng chẳng biết ở nơi nào."
*(黎末阮初)范廷琥,阮案 《滄桑偶錄·還劍湖》:
昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望。
(Lê mạt Nguyễn sơ) Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án. Tang thương ngẫu lục - Hoàn Kiếm hồ: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục quốc hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng".
*(阮中)《大南一統志·河内·還劍湖》
還劍湖在省城東南門外。相傳黎太祖舟遊此湖,有大龜浮出,以寶劍指之,龜含劍而没。一云黎太祖初得神劍、神璽,乃起兵,因傳為世寳。及黎淳皇登遐之夕,神劍、神璽皆失。後人見其劍首浮於湖中,頃之復没。故名。
(Nguyễn trung kỳ) Đại Nam nhất thống chí - Hà Nội - Hoàn Kiếm hồ: Hồ Hoàn Kiếm nằm ngoài cửa Đông Nam thành. Tương truyền Lê Thái Tổ du thuyền ở hồ này, có con rùa lớn nổi lên, (vua) dùng bảo kiếm chỉ nó, rùa ngậm kiếm mà chìm. Một thuyết khác nói rằng Lê Thái Tổ lúc đầu có được kiếm thần, ấn thần, bèn khởi binh, nhân đó truyền làm báu vật truyền đời. Đến đêm Lê Thuần hoàng băng hà, kiếm thần, ấn thần đều mất. Người đời sau thấy chuôi kiếm nổi ở giữa hồ, phút chốc lại chìm xuống, nên mới đặt tên hồ Hoàn Kiếm.
*(阮末)黎輿 《河城今昔攷·還劍湖》:
湖在東南門外,大羅城内。相傳黎太祖泛舟遊此湖,見有大龜浮出,以寶劍指之,龜含劍而没。一云黎太祖初得神劍、神璽,乃起兵,因傳為世寳。及黎淳皇帝登遐之夕,神劍、神璽皆失。後人見其劍首浮于江中,頃刻復没。故名。
(Nguyễn mạt) Lê Dư. Hà Thành kim tích khảo - Hoàn Kiếm hồ: Hồ Hoàn Kiếm nằm ngoài cửa Đông Nam, trong thành Đại La. Tương truyền Lê Thái Tổ du thuyền ở hồ này, có con rùa lớn nổi lên, (vua) dùng bảo kiếm chỉ nó, rùa ngậm kiếm mà chìm. Một thuyết khác nói rằng Lê Thái Tổ lúc đầu có được kiếm thần, ấn thần, bèn khởi binh, nhân đó truyền làm báu vật truyền đời. Đến đêm Lê Thuần hoàng đế băng hà, kiếm thần, ấn thần đều mất. Người đời sau thấy chuôi kiếm nổi ở giữa sông, một chốc lại chìm xuống, nên mới đặt tên hồ Hoàn Kiếm.
*(黎末阮初)范廷琥,阮案 《滄桑偶錄·還劍湖》:
昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望。
(Lê mạt Nguyễn sơ) Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án. Tang thương ngẫu lục - Hoàn Kiếm hồ: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục quốc hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng".
*(阮中)《大南一統志·河内·還劍湖》
還劍湖在省城東南門外。相傳黎太祖舟遊此湖,有大龜浮出,以寶劍指之,龜含劍而没。一云黎太祖初得神劍、神璽,乃起兵,因傳為世寳。及黎淳皇登遐之夕,神劍、神璽皆失。後人見其劍首浮於湖中,頃之復没。故名。
(Nguyễn trung kỳ) Đại Nam nhất thống chí - Hà Nội - Hoàn Kiếm hồ: Hồ Hoàn Kiếm nằm ngoài cửa Đông Nam thành. Tương truyền Lê Thái Tổ du thuyền ở hồ này, có con rùa lớn nổi lên, (vua) dùng bảo kiếm chỉ nó, rùa ngậm kiếm mà chìm. Một thuyết khác nói rằng Lê Thái Tổ lúc đầu có được kiếm thần, ấn thần, bèn khởi binh, nhân đó truyền làm báu vật truyền đời. Đến đêm Lê Thuần hoàng băng hà, kiếm thần, ấn thần đều mất. Người đời sau thấy chuôi kiếm nổi ở giữa hồ, phút chốc lại chìm xuống, nên mới đặt tên hồ Hoàn Kiếm.
*(阮末)黎輿 《河城今昔攷·還劍湖》:
湖在東南門外,大羅城内。相傳黎太祖泛舟遊此湖,見有大龜浮出,以寶劍指之,龜含劍而没。一云黎太祖初得神劍、神璽,乃起兵,因傳為世寳。及黎淳皇帝登遐之夕,神劍、神璽皆失。後人見其劍首浮于江中,頃刻復没。故名。
(Nguyễn mạt) Lê Dư. Hà Thành kim tích khảo - Hoàn Kiếm hồ: Hồ Hoàn Kiếm nằm ngoài cửa Đông Nam, trong thành Đại La. Tương truyền Lê Thái Tổ du thuyền ở hồ này, có con rùa lớn nổi lên, (vua) dùng bảo kiếm chỉ nó, rùa ngậm kiếm mà chìm. Một thuyết khác nói rằng Lê Thái Tổ lúc đầu có được kiếm thần, ấn thần, bèn khởi binh, nhân đó truyền làm báu vật truyền đời. Đến đêm Lê Thuần hoàng đế băng hà, kiếm thần, ấn thần đều mất. Người đời sau thấy chuôi kiếm nổi ở giữa sông, một chốc lại chìm xuống, nên mới đặt tên hồ Hoàn Kiếm.
Trần Quang Đức trên Facebook
0 nhận xét :
Đăng nhận xét