Vua Hùng thứ 18 là ai?

Blog người hiếu cổ - Hùng Vương là tên gọi chung vương hiệu của các vua thuộc họ Hồng Bàng, là thủy tổ của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, miếu hiệu của vị vua Hùng cuối cùng được ghi chép qua “Hùng triều ngọc phả” hay nhiều sử liệu khác có khá nhiều điểm sai dị. Qua quá trình tiếp cận nhiều văn bản khác nhau, chúng tôi nhận thấy có mấy cách ghi miếu hiệu của vị Vua này: Có bản ghi là Hùng Tuyền Vương雄璿王, bản ghi là Hùng Tuấn Vương 雄俊王, bản lại ghi là Hùng (?) Vương (日+睿). Bài viết này xin đưa ra một luận giải sơ bộ mang tính chủ quan nhằm bổ sung thêm tư liệu cho chi tiết quan trọng này.
Trong bài viết, chúng tôi tham khảo 3 văn bản khác nhau có ghi đến miếu hiệu của vua Hùng thứ 18, đại diện cho từng cách ghi đó là:
(1) Thần tích của xã Vi Cương, tổng Chu Hóa, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (kí hiệu: AE.A9/25) chép “Hùng triều ngọc phả” ghi là Hùng Tuyền Vương 雄璿王, soạn năm Đức Nguyên 2;
(2) Tấm bia thần tích tại thôn Hòa Bình Hạ thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (kí hiệu 33823) có ghi về một vị vua thời vua Hùng là Hùng Tuấn Vương雄俊王, soạn năm Khải Định 8;
(3) Thần tích xã Vĩnh Ninh, tổng Vĩnh Ninh, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (kí hiệu: AE.A2/86)  ghi là Hùng (?) Vương (日+睿) , soạn năm Vĩnh Hựu 3;
Dưới đây là mấy suy nghĩ về sự sai dị trên:
- Trong tấm bia thần tích (2), chữ trong miếu hiệu lại khác nhau hoàn toàn với các bản khác, ghi là Hùng Tuấn Vương. Người viết đã tra cứu nhưng không thấy sách nào ghi về vua Tuấn Vương. Nhưng căn cứ vào các mốc thời gian ghi trong thần tích, vị Tuấn Vương đó chính là vị vua cuối cùng của triều đại Hùng Vương. Bia thần tích này ghi chép về Thái Thượng công, được phong làm Thượng Sĩ Phúc Thần. Mở đầu tấm bia có ghi 粵昔雄王時間, 有北國州來力. 金真區人莊氏之女諱玄妙, 年方十五, 未嫁夫. Việt tích Hùng Vương thời gian, hữu Bắc quốc châu lai lực áp, kim chân ẩu nhân Trang thị chi nữ húy Huyền Diệu, niên phương thập ngũ, vị giá phu (Xưa nước Việt thời Hùng Vương, có giặc phương Bắc đến đàn áp, con gái của người đàn bà trinh thục họ Trang tên là Huyền Diệu, tuổi mới 15, chưa gả chồng). Một đoạn sau, ghi lại biến động lịch sử thời Hùng Tuấn Vương: 及俊王時, 因有赤鼻鬼賊所害, 天下人民殆盡. Cập Tuấn Vương thời, nhân hữu xích tị quỷ tặc sở hại, thiên hạ nhân dân đãi tận (Đến thời kì Tuấn Vương, nhân có bọn giặc quỷ mũi đđến xâm hại, nhân dân trong thiên hạ rất nguy cấp). Đến khi thần đã thăng thiên, lập miếu đền, ban sắc phong thì đến đời An Dương Vương至安陽王時 lại có xảy ra biến. Như vậy chúng ta có thể xâu chuỗi thành mốc thời gian như sau:
Trước Hùng Tuấn Vương -> Hùng Tuấn Vương -> An Dương Vương
            - Giải thích cho việc viết thành Hùng Tuấn Vương, người viết đưa ra quan điểm: chữ “tuấn”  có thể do đồng âm và chép nhầm từ chữ “tuấn” mà thành. Xét về ngữ nghĩa, 2 chữ “tuấn” trên đều là những mĩ tự (tuấn triết, sáng suốt) có thể dùng đặt miếu hiệu cho nhà vua nên chữ nào cũng có thể được dùng.
- Mặt khác, chữ  lại có chung bộ phận chỉ âm với các chữ miếu hiệu trên là chữ . Vì vậy, vấn đề quy về việc nhìn nhầm chữ mà trở thành sai khác. Ta dễ thấy vì sao lại có sự nhầm lẫn phần bộ thủ chỉ nghĩa của chữ, lý do có thể do văn bản trước bị mờ, hoặc khó đọc, người sau chép bị sai. Nếu khả năng đó xảy ra thì chữ xuất hiện trong văn bản sớm nhất là đáng tin cậy hơn cả. Trường hợp này, chữ “tuyền” được tín nhiệm vì xuất hiện sớm nhất (1675) so với các chữ còn lại.
- Vấn đề trên có thể ngã ngũ nếu tìm được một văn bản chân xác và có niên đại sớm nhất và đáng tin cậy, nhưng hầu hết những thần tích hiện còn lưu lại đều là chép tay nên tính chân xác khó đảm bảo. Ngay cả tấm bia (2) cũng không thể là đáng tin vì nó không mang tính quan phương.
Trên đây là mấy suy nghĩ về miếu hiệu của vua Hùng thứ 18 qua việc so sánh các chữ sai khác, bài viết không nhằm mục đích kết luận tên nào là đúng đắn, nhưng có phần nghiêng về quan điểm gọi là Hùng Tuyền Vương 雄璿王. Người viết rất mong muốn được các bậc học giả quan tâm và chỉ điểm hơn nữa để chúng ta có dữ liệu lịch sử đúng đắn về các vua Hùng.


0 nhận xét :

Đăng nhận xét