Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian (tiếp)

Kính thưa quý vị độc giả, tại bài viết "Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian" kì trước, chúng tôi đã đưa ra một số suy xét ban đầu về nguồn gốc của 1 số từ biểu thị sinh thực khí nam giới, tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Hôm rồi, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức có viết cho tôi một bài phân tích về nguồn gốc từ BUỒI (sinh thực khí nam) rất hay, xin đăng lại lên Blog người hiếu cổ để tiếp nối bài viết trước.

Do có vài người bạn hỏi về từ nguyên của một số từ trong tiếng Việt, đêm qua suy nghĩ miên man, chợt nhận ra từ BUỒI, sinh thực khí nam, với từ VÒI trong cụm vòi voi, vòi rồng, vòi nước có cùng nguồn gốc. Thứ nhất, về mối liên hệ ngữ âm giữa BUỒI - VÒI. 

1. BUỒI là biến âm của /bòi/. 
Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes, thế kỷ 16, ghi nhận /bòi/ cùng nghĩa với /cặc/, chỉ sinh thực khí của đàn ông. 

2. Theo lịch sử ngữ âm tiếng Việt, bộ phận phụ âm /v/ có nguồn gốc là phụ âm /b/. 
Một số từ trong tiếng Việt hiện đại còn phản ánh hiện tượng này, như: béo - véo, bấu - vấu, bú - vú, bùng - vùng, bổng - vổng v.v. Thứ hai, về mối liên hệ ngữ nghĩa giữa BUỒI / BÒI - VÒI. Cả hai từ đều có chung một số tính chất sau: 1. Độ dài; 2. Độ rủ; 3. Độ rỗng; 4. (+/-) Khả năng hút hoặc phun nước. Tóm lại, với các mối liên hệ kể trên, có thể khẳng định BUỒI / BÒI và VÒI là từ đồng nguyên (cùng nguồn gốc).

Chú thích ảnh:
1. Hình giải phẫu sinh thực khí nam.
2. Chữ Nôm: bòi / vòi (cùng một mã chữ).
3. Vòi nước máy.
4. Con vòi voi.
5. Con voi.
6. Vòi rồng

0 nhận xét :

Đăng nhận xét