Lược khảo tết Đoan Ngọ
Blog người hiếu cổ xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết lược khảo tết Đoan Ngọ rất hay của tác giả Trần Quang Đức, câu chữ lại cổ kính đậm tính văn học, hơn nữa, tác giả còn rày công dịch bài viết sang dạng văn ngôn, rất đáng để đọc!
***
Kỹ thuật của người Annam (阮末)《安南人技術》
Ảnh A. Tết Đoan Dương đeo sợi dây Trường Mệnh. 端陽節佩長命縷
Ảnh B. Chỉ bùa Đoan Dương. 結綫為端陽符
Ảnh C. Tết Đoan Dương lấy (rượu) Hùng Hoàng bôi cho trẻ con. 端陽節以雄黃塗童子
Ảnh D. Tết Đoan Dương nhuộm lá móng (tay) cho con. 端陽節用樹葉染小兒指甲
Ảnh E. Đến tết Đoan Dương, người ta hay dùng rau ngải kết thành hình này, tính xem năm nào thì kết thành con nấy. Vật này gọi là con khỉ. 時至端陽,人多以艾菜結爲此形,計其何年結成此物名為猴子
Ảnh F. Bánh do và rượu nếp cẩm. 越南由餅及糯米酒飯
Mồng 5 tháng 5 cựu lịch gọi là Đoan Ngọ, Trùng Ngọ, Trùng Ngũ, cũng gọi Đoan Dương, là sự khởi đầu của thịnh dương vậy; lại còn có tên tết Ngải, tết Bồ, tức do khí trời nóng bức, sâu bọ sinh sôi, người ta hay dùng ngải và bồ để tránh bệnh dịch nên đặt tên như vậy. Khuất Nguyên nước Sở ôm đá gieo xuống dòng Mịch La, chính nhằm vào tết Đoan Dương. Sau này hai việc lẫn lộn, trải qua ngàn năm, lâu dần thành tục, mà tục tết Ngải, Bồ, sợi ngũ sắc vẫn có nhiều ghi chép vào thời Hán Đường Tống, từ thời Nguyên Minh trở về sau hiếm khi nghe nói tới. Như Kinh Sở tuế thời ký của Tông Lẫm người nhà Lương viết: Đoan Ngọ dùng lá ngải làm thành hình con hổ, hoặc cắt sợi tơ làm thành con hổ nhỏ, sau đó dán lá ngải lên, ai nấy đều đua nhau mang theo người…Mồng 5 tháng 5, dân chúng cùng nhau giẫm lên trăm cỏ, hái ngải làm hình người, treo trên cửa, để trừ khí độc”. Tục Tề hài ký của Ngô Quân thời Lương viết: Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La mà chết là vào ngày mồng 5 tháng 5. Người Sở xót thương, hễ đến ngày này, liền bỏ gạo vào ống trúc, ném xuống nước để cúng. Thời Hán, những năm Kiến Võ, Trường Sa Âu Hồi ban ngày bỗng gặp một người tự xưng là Tam Lư đại phu, nói rằng ông đang được cúng, rất tốt. Song khổ nỗi những thứ được tặng đều bị bọn giao long trộm mất, cho nên phải dùng lá cây xoan bọc bên trên, dùng sợi dây ngũ sắc buộc lại. Hai vật này khiến giao long sợ vậy. Hồi bèn nghe theo lời này. Người đời làm bánh Tông kèm sợi ngũ sắc và lá xoan đều là phong tục lưu lại của vùng Mịch La vậy.” Sách Thái Bình Ngự Lãm của Lý Phưởng thời Tống dẫn Phong tục thông viết: “Ngày mồng 5 tháng 5 buộc sợi tơ ngũ sắc vào cánh tay, tránh binh lính và ma quỷ, khiến người không bị bệnh dịch. Lại nói rằng: Cũng là vì Khuất Nguyên, (dây này) có một tên là dây Trường Mệnh, một tên là dây Tục Mệnh, 1 tên là Tịch Binh hội, 1 tên là Chu sách.”
Nước Việt ta nằm phía Nam trời, ứng sao Dực Chẩn, thời cổ là Việt Thường, văn minh khác Trung Quốc. Từ khi bị sáp thành quận huyện, người Hán đến ở đông, Hán Việt sống chung, phong tục mới lẫn. Trải đến nhà Đinh Lê dựng nước, nhiều tục của người Việt đã giống người Hoa rồi. Vậy mà việc đua thuyền, truy điệu Khuất Nguyên vào tết Đoan Ngọ, trước thời Trần chưa từng nghe nói đến. Đại Việt sử ký toàn thư nói rằng, tết Đoan Ngọ tháng 5 mùa hạ năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (năm 1237) thời vua Trần Thái Tông, triều đình “điếu Khuất Nguyên và các bậc hiền nhân thời cổ như Giới Tử Thôi. Bắt đầu từ đây, hằng năm cứ đến tháng này thì cử hành”. An Nam chí lược cho biết “vào tết Đoan Dương, người ta dựng một tòa gác ở giữa sông, vua ngồi trên đó xem đua thuyền”. Mới hay tục đua thuyền, điếu Khuất Nguyên vào tết Đoan Dương của nhà Đường Tống, triều đình Đại Việt ta từ sau năm thứ 6 niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình mới mô phỏng. Có điều phong tục dân gian thì không như thế.
Người Việt gọi tết Đoan Dương là ngày sát độc, hòng giết côn trùng, ngừa tật bệnh, đuổi tà ma. Xét việc ăn uống thì thường dùng các thức có tính ấm nóng như rượu Xương Bồ, rượu Hùng Hoàng, rượu nếp cẩm. Xét việc bùa chú thì hay tết ngải thành hình chim muông theo con giáp của năm rồi treo ở cửa, hoặc tết sợi chỉ ngũ sắc làm bùa buộc vào cánh tay. Với trẻ nhỏ thì hay dùng lá nhuộm móng tay, hoặc dùng rượu Hùng Hoàng bôi vào bụng chúng, hoặc dùng bùa Đoan Dương tết bằng dây ngũ sắc đeo vào cổ chúng. Như bài thơ Đoan Ngọ của Giáo thụ huyện Tân Sơn thời Hồ là Phạm Nhữ Dực nói: tết Trùng Ngọ thoắt lại đến, nhà nhà đua khoe của ngon vật lạ, chất đầy mâm bánh Giác thử mùi hương bay xa, buộc trên cánh tay chiếc bùa thiêng màu vẫn mới, cười ta trong túi trống rỗng không có khách rượu, bên đầm không riêng hắn là người tỉnh táo, e ngày tết trôi qua tềnh toàng, ta cắt rễ cây Bồ tết làm người ngải chơi. Lại như bài Chiến tụng Tây hồ phú viết bằng quốc âm của Phạm Thái cuối thời Lê có nói: Tưởng buổi Đoan Dương quạt gió, lửa bừng bừng đun ấm rượu ngâm bồ. Hay như Đồng Khánh dư địa chí thời Nguyễn, viết về phong tục phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh có nói: Tết Đoan Ngọ sắp sẵn rượu quả cúng tổ khảo từ sớm. Các nhà đều uống rượu ăn quả gọi là giết sâu độc. Buổi trưa đi hái tạp dược về trữ lại dùng, hái lá ngải rồi tết thành hình thú tùy theo can chi của năm, như năm Dần búi thành hình con hổ. Đoạn viết về phong tục huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội cho biết: Tết Đoan Dương nhà nào nhà nấy đều sắp rượu cất, treo con hổ tết bằng ngải. Đoạn viết về phong tục phân phủ Lạng Giang tỉnh Bắc Ninh lại cho biết: “Tết Đoan Ngọ đi hái lá trăm loại lá cỏ, coi đó là thần dược trong núi”. Mai viên Đoàn Triển thời Nguyễn trong An Nam phong tục sách cũng nói: “Mồng 5 tháng 5 là tết Đoan Dương, lễ lạc biếu xén cũng hơi giống tết Nguyên Đán song có giảm bớt. Trẻ con buộc sợi dây ngũ sắc. Ngoài cửa treo bùa gọi là tránh độc. Buổi trưa đi hái lá ngải về làm hình muông thú theo năm (như năm Tí tết hình chuột, năm Dậu tết gà, năm Sửu tết trâu), treo ở đầu cửa, để cho khô ráo giữ lại làm thuốc. Ngải lâu năm chữa bệnh cũng rất tốt. Lại lấy lá của trăm cây làm trà gọi là trà Đoan Ngọ, phỏng tích Lưu Nguyễn hái thuốc của người phương Bắc vậy. Lễ lạc cũng giống như ngày tết, phần nhiều dùng rượu nếp, dưa quả vân vân.” Như vậy đủ thấy cổ tục của người Việt và người Hán đại đồng tiểu dị vậy. Việc lễ tục mất đi ở Trung Quốc nhưng lại thấy ở Việt Nam cũng không phải quá lạ.
Nay phàm tết Đoan Ngọ, người Việt đều không còn dùng bùa ngải nữa, cũng chẳng biết Khuất Nguyên là ai. Song nhà nhà vẫn ăn các thứ đồ nóng như cơm rượu nếp, bánh do (1 dạng bánh Giác thử của người Việt), vẫn coi tết Đoan Ngọ chỉ đơn giản là ngày giết sâu bọ thôi vậy.
Hà thành, tết Đoan Ngọ năm Nhâm Thìn,
Vân trai Trần Quang Đức lược khảo
越南端午節略考
舊曆五月五日曰端午、重午、重五,亦曰端陽,盛陽之始也。又有艾節、蒲節之稱,即由天趨炎熱,蟲漸孳蕃,人多以艾蒲避瘟病故名。楚屈原懷石投汨羅,時端陽之際。之後二事混同,歷時千年,久因成俗而結艾蒲、五色綫之俗尚見載于漢唐宋之書,自元明之後鮮有聞。如《後漢書•禮儀志》云“五月五日,朱索五色印為門戶之飾,以止惡氣”。梁宗懍之《荊楚歲時記》云“端午以艾葉為虎形,或剪絲為小虎,帖以艾葉,人爭相戴之…五月五日四民並蹋百草,採艾以為人,懸於門上,以祛毒氣”。梁吴均之《續齊諧記》云“屈原五月五日投汨羅而死,楚人哀之,每至此日,竹筒貯米,投水祭之。漢建武中,長沙歐回白日忽見一人自稱三閭大夫,謂曰君當見祭,甚善。但常所遺,苦為蛟龍所竊,可以楝樹葉塞其上,以五彩絲縛之。此二物蛟龍所憚也。回依其言,世人作粽並帶五色絲及楝葉皆汨羅之遺風也。”宋李昉之《太平御覽•卷三十一》引《風俗通》曰“五月五日以五彩絲系臂,闢兵及鬼,令人不病溫,又曰:亦因屈原,一名長命縷,一名續命縷,一名闢兵繪,一名朱索。”
我越國地處天南,星分翼轸,古為越裳,文明異乎中國。自淪爲郡縣,漢人多往焉,漢越雜居,風俗始混。至於丁黎肇國,越俗類華者多矣。然而端陽競渡,追悼屈原,陳氏以前,未之聞也。《大越史記全書》曰陳太宗“天應正平六年(1237)夏五月端午節,吊屈原及古賢人如介子推者,每年是月皆擧行之”。《安南志略》曰“端陽節,江中構閣,王坐觀競渡”。蓋知唐宋端陽競渡、吊屈原之俗,我大越朝廷自天應正平六年之後方效仿焉。但民俗則不然。
越人謂端陽為殺毒日,圖殺蟲、防病、敺邪。論之飲食則用性溫熱者如菖蒲、雄黃、糯米之屬。論之符術則結艾為本年禽獸之形懸于門,或結五彩綫爲符繫于臂。于小兒者則多以葉染其指甲,或以雄黃凃其腹,或以五色端陽符掛諸頸。如胡新山縣教授范汝翊之《端午》云“重午匆匆又此辰,人家節物競方珍。 堆盤角黍香聞遠,繫臂靈符色鬥新。 笑我囊空無酒客, 非他澤畔獨醒臣。 恐將歲序渾閒過,戲切蒲根結艾人”。黎末範泰之國音《戰頌西湖賦》云“想貝端陽決俞焒蓬蓬燉陰酒吟蒲”(遙想端陽,風扇煽爐,灼灼火燒蒲酒)。阮《同庆地舆志》之北寧省慈山府風俗云“端午節具酒菓以為祖考清晨。人家各飲酒嚼菓號為殺毒蟲。日午揀採雜藥儲用,採艾葉隨年支束獸形如寅年束虎形”。又河内省壽昌縣風俗云“端陽節家家置酿酒,懸虎艾”。又北寧省諒江分府風俗云“端午節往採百草葉以為山中神藥”。阮梅園段展《安南風俗冊》亦云“五月五日為端陽節,饋送節禮略同元旦而少減焉。兒童繫五色縷。門外懸符曰辟毒。日午取艾葉作年運禽獸形(如子鼠、酉雞、丑牛之類)懸於門首,陰乾留為藥料。經年艾治病亦甚佳。取百樹葉為茶曰端午茶,倣北人劉阮採藥故事。禮品與節日同,多用醴酒及瓜菓”。由此觀之足見越人古俗與漢大同小異。且夫古俗亡乎中國而見諸越南亦不足為怪也。
今凡端午,越人不結艾符,亦不知屈原之爲何人。但人家各食性熱果品如糯米酒飯、由餅(由餅,越南角黍之一种也)之類,視端午純為刹蟲病之節云。
河城壬辰端陽節雲齋陳光德攷
TRẦN QUANG ĐỨC
0 nhận xét :
Đăng nhận xét