Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian (tiếp)

Kính thưa quý vị độc giả, tại bài viết "Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian" kì trước, chúng tôi đã đưa ra một số suy xét ban đầu về nguồn gốc của 1 số từ biểu thị sinh thực khí nam giới, tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Hôm rồi, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức có viết cho tôi một bài phân tích về nguồn gốc từ BUỒI (sinh thực khí nam) rất hay, xin đăng lại lên Blog người hiếu cổ để tiếp nối bài viết trước.

Do có vài người bạn hỏi về từ nguyên của một số từ trong tiếng Việt, đêm qua suy nghĩ miên man, chợt nhận ra từ BUỒI, sinh thực khí nam, với từ VÒI trong cụm vòi voi, vòi rồng, vòi nước có cùng nguồn gốc. Thứ nhất, về mối liên hệ ngữ âm giữa BUỒI - VÒI. 

1. BUỒI là biến âm của /bòi/. 
Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes, thế kỷ 16, ghi nhận /bòi/ cùng nghĩa với /cặc/, chỉ sinh thực khí của đàn ông. 

2. Theo lịch sử ngữ âm tiếng Việt, bộ phận phụ âm /v/ có nguồn gốc là phụ âm /b/. 
Một số từ trong tiếng Việt hiện đại còn phản ánh hiện tượng này, như: béo - véo, bấu - vấu, bú - vú, bùng - vùng, bổng - vổng v.v. Thứ hai, về mối liên hệ ngữ nghĩa giữa BUỒI / BÒI - VÒI. Cả hai từ đều có chung một số tính chất sau: 1. Độ dài; 2. Độ rủ; 3. Độ rỗng; 4. (+/-) Khả năng hút hoặc phun nước. Tóm lại, với các mối liên hệ kể trên, có thể khẳng định BUỒI / BÒI và VÒI là từ đồng nguyên (cùng nguồn gốc).

Chú thích ảnh:
1. Hình giải phẫu sinh thực khí nam.
2. Chữ Nôm: bòi / vòi (cùng một mã chữ).
3. Vòi nước máy.
4. Con vòi voi.
5. Con voi.
6. Vòi rồng

Vì sao bệnh trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới

Tại sao trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới? Bệnh trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.
Tại sao trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới? là vấn đề được mọi người hết sức quan tâm nhất là chị em phụ nữ, sau đây các chuyên gia hậu môn trực tràng Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chỉ ra một số nguyên nhân tại sao hiện tượng trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới :
1) Do cấu tạo cơ thể ở nữ giới:
Ở vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trực tràng, khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, dễ gây táo bón từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
2) Thời kỳ mang thai:
Thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
3) Các chất thải gây bệnh trĩ ngoại:
Kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại.
4) Thời kỳ sinh con:
Sau khi sinh con do khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày, nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn tới mắc trĩ ngoại.
5) Môi trường sống:
Do thay đổi môi trường sống, phải đứng hoặc ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đại tiện không khoa học…
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp ở nữ giới. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Ngoài ra, những người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc ngồi, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ… cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.


Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trĩ trên hoặc dưới, thậm chí cả hai (gây trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp). Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện. Hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày nó có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian, trĩ lớn và sa. Mới đầu, hiện tượng sa xuất hiện lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi, di chuyển khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.

Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày, bệnh nhân bớt đau, bớt sưng, trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Nhiều trường hợp hoại tử tạo ra apxe vùng hậu môn và vùng chậu.

Khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đi khám nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Nếu đã xác định là trĩ, bạn nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi, chuối, táo, lê, các loại củ, khoai như khoai lang, khoai từ, bí đỏ… và uống nhiều nước, tránh rặn mạnh khi đại tiện hay khuân vác nặng.

Ngoài ra, người bệnh nên giữ vùng hậu môn cho sạch: rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện; không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích, ngứa nhiều hơn; ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Bạn cũng có thể đắp gạc lạnh với số lần và thời gian tương tự. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bạn nên nhét nó nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng…, phẫu thuật cắt trĩ. Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông. Bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.

Để phòng bệnh trĩ, bạn cần uống nhiều nước (mỗi ngày ít nhất 8-10 ly) để giúp phân mềm và dễ đại tiện; ăn nhiều rau xanh, trái cây (giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nên bớt phải rặn); vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch, nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Nếu phải ngồi lâu, bệnh nhân không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về táo bón lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566.

Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nên bệnh nhân thường bỏ qua, đồng thời cũng vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám nhất là phụ nữ... Bệnh Trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua 2 triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ.


1. – Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

2. – Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

3. – Triệu chứng khác: Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Nguồn: Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Bệnh trĩ dễ bị chẩn đoán nhầm

Có người đau quanh hậu môn, đi cầu ra máu, đau kéo dài, chẩn đoán mắc bệnh trĩ, nhưng đó có thể là ung thư ống hậu môn hoặc trực tràng, vì có nhiều triệu chứng khá giống bệnh trĩ có thể khiến bệnh nhân và cả nhân viên y tế nhầm lẫn.


Thông tin này được tiến sĩ Phan Đương - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra. Theo ông, bệnh trĩ rất phổ biến, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi, tuy nhiên bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm.

Mới đây, chị Thương (sinh năm 1981, Long An) được chẩn đoán trĩ nội độ 3, nhưng khi các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy khám lại, chị được chẩn đoán bị nứt kẽ hậu môn.

Các bệnh dễ nhầm lẫn với trĩ thường là: nứt kẽ hậu môn, ung thư ống hậu môn hoặc ung thư trực tràng, viêm quanh hậu môn do nấm, hẹp hậu môn/ống hậu môn, sa trực tràng…

Thạc sĩ Trần Anh Trứ (Khoa Ngoại, Bệnh viện An Sinh) cảnh báo, người có nguy cơ bị bệnh trĩ là người hay bị táo bón do chế độ ăn ít trái cây, rau củ quả; hoặc chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít uống nước. bệnh trĩ cũng thường xuất hiện ở những người mắc kiết lị lâu ngày hoặc có bệnh lý về đường ruột. Các trường hợp ung thư vùng tiểu khung và trực tràng cũng có thể gây nên bệnh trĩ do khối u làm tắc nghẽn các mạch máu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, thực tế có nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh rất muộn. Có người vì chủ quan, có người vì sợ đau hoặc ngại khám vì bệnh xảy ra ở chỗ “hiểm”. Một số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đắp hoặc thuốc bôi gia truyền, khiến vùng hậu môn bị hoại tử, điều trị tốn kém.

Điều trị bệnh trĩ rất đơn giản

Hiện Việt Nam có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình hình bệnh thực tế, điều kiện của bệnh nhân và chẩn đoán, tư vấn của bác sĩ.

Theo Thạc sĩ Trần Anh Trứ, có thể cắt bỏ các búi trĩ bằng dao điện, sóng cao tần và mới nhất là dùng sóng siêu âm, áp dụng cho trĩ nội độ 3, 4, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại và trĩ có các biến chứng tắc mạch, hoại tử…

Phương pháp dùng sóng siêu âm hiệu quả cao trong việc điều trị trĩ lớn, trĩ hỗn hợp, da thừa hay polyp hậu môn. Một số biến chứng có thể gặp sau mổ như: bí tiểu, nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trĩ tắc mạch, són phân, sa niêm mạc. Các biến chứng rất hiếm gặp như: hẹp trực tràng, thủng trực tràng, viêm phúc mạc.

Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chích xơ, thắt trĩ bằng dây cao su, làm lạnh búi trĩ bằng ni-tơ lỏng, dùng tia hồng ngoại làm cho máu trong búi trĩ đông lại, thấu đông nhiệt bằng điện cực… Mặc dù là những thủ thuật dễ thực hiện, đơn giản, có thể không cần nằm viện, không phải gây mê hoặc gây tê tủy sống, nhưng có thể phải tiến hành nhiều lần nếu điều trị không triệt để, không đúng chỉ định, hoặc người thực hiện không có kinh nghiệm.

Riêng đối với phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo, tiến sĩ Phan Đương cho biết, đường cắt và khâu nối nằm sâu trong ống hậu môn và nằm trên đường lược - vùng ít thần kinh cảm giác nên ít đau. Phương pháp này khá đắt tiền (tùy từng loại máy).

Theo các chuyên gia, chảy máu hậu môn là dấu hiệu cần phải đi khám sớm. Lúc đầu, chảy máu thường rất kín đáo, thỉnh thoảng phát hiện khi lau chùi bằng giấy vệ sinh hay có máu dính theo phân, cũng có thể gặp máu nhỏ giọt hay thành tia, có trường hợp đi cầu ra nhiều máu.

Để phòng bệnh trĩ, nên tránh đứng hay ngồi lâu trong một thời gian dài. Nếu do công việc văn phòng phải ngồi lâu, cứ mỗi tiếng cũng phải vận động đi lại 5-7 phút để máu được lưu thông tốt. Nên cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể, tập thói quen uống nhiều nước, buổi sáng lúc ngủ dậy uống một ly nước, sau đó cứ mỗi 1-2 giờ nên uống khoảng 250ml nước.

Nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả; dùng thức ăn có tính thanh nhiệt, nhuận tràng như cháo đậu xanh, bột sắn dây, rau mồng tơi, rau lang, đu đủ, khoai lang, thanh long, chuối tiêu, bưởi, cam… Không nên dùng nhiều tiêu, ớt, cà phê. Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện cơ thể bằng các hình thức luyện khí công dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ, bơi lội cũng là hình thức vận động tốt để máu lưu thông.

10 loại thực phẩm giúp cải thiện chứng táo bón

Hầu hết mọi người đều bị táo bón ở một thời điểm nào đó, ở một số người táo bón còn kéo dài gây ra rất nhiều khó chịu. Tuy rằng táo bón không phải là một tình trạng nghiêm trọng và bạn có thể dễ dàng xử lý nó bằng cách sử dụng thực phẩm những nếu táo bón kéo dài nghiêm trọng sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, gây đại tiện ra máu. Thực tế thì một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng táo bón, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm sau để tránh táo bón.


1. Táo

- Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ. Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2 – 3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón.

2. Chuối

- Chuối là phương thuốc tuyệt vời để trị táo bón, do chuối có hàm lượng chất xơ rất cao. Chuối giúp các chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, chất kali có trong chuối có tác dụng giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả.


3. Cà rốt

- Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.


4. Dưa chuột

- Hàm lượng nước cao và chất xơ trong dưa chuột là phương thuốc hiện quả trong việc trị chứng táo bón. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy thêm dưa chuột vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Cam

- Chất xơ có trong cam giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị táo bón. Ăn 1 – 2 quả cam trước khi đi ngủ là cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng táo bón.

6. Dầu hạnh nhân


- Dầu hạnh nhân rất có lợi trong việc điều trị táo bón, do nó có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Cho 2 thìa dầu hạnh nhân vào sữa và uống trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy ngay kết quả vào ngày hôm sau.

7. Đậu

- Đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đen nấu chín sẽ mang lại 1,5 g chất xơ. Với hàm lượng chất xơ cao như vậy, nên đậu là một trong những loại thực phầm vàng để điều trị táo bón.

8. Cải bruxen

- Sáu cây cải bruxen sẽ mang về 3 g chất xơ, vì vậy mà đầy là loại rau đặc biệt tốt trong việc điều trị táo bón. Chúng hỗ trợ và giúp phân mềm cho phép đi tiêu nhanh chóng và thoải mái. Nếu bị táo bón, bạn nên thêm loại rau này vào các bữa ăn để khắc phục.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, lúa mạch và bột yến mạch rất giàu chất xơ. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và đi tiêu dễ dàng hơn.

10. Bắp cải


- Bắp cải rất hữu ích trong việc điều trị táo bón, vì chúng rất giàu chất xơ. Bạn có thể nấu hoặc ép nước để uống. Nửa chén bắp cải 2 lần mỗi ngày là cách tuyệt vời để bạn tránh xa hiện tượng táo bón.


Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về 10 loại thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Nguồn: 10 loại thực phẩm cải thiện chứng táo bón

Các cách phòng tránh bệnh trĩ

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết các Các cách phòng bệnh trĩ như sau :

1.Cần phòng ngừa táo bón và ỉa chảy, tích cực điều trị các bệnh trực tràng mãn tính ví dụ như đau nhức ở hậu môn.

2.Luyện tập thói quen đại tiện thường xuyên và vào một thời điểm cố định, tuyệt đối tránh dồn sức rặn khi đại tiện, để không làm rối loại đồng hồ sinh học, khi đi đại tiện cần tập trung tinh thần không nên xem các loại sách báo, thời gian đại tiện càng ngắn càng tốt. Ngồi xổm quá lâu khi đại tiện dễ khiến trĩ lòi ra.

3. Nên ăn những thức ăn thanh đạm như các loại ngũ cốc, các loại hoa quả, tránh ăn những thức ăn cay nóng và không hợp vệ sinh.

4. Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tốt nhất là sau khi đại tiện nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Nên dùng những loại giấy mềm để chùi và thay quần lót thường xuyên.

5. Tăng cường rèn luyện thể chất: nghỉ ngơi giữ chừng khi làm việc, tham gia chạy bộ, đánh bóng, đi bộ thường xuyên… Những người thường xuyên ngồi lâu, đứng quá lâu hay đi bộ quá lâu nên thay đổi tiết tấu trong công việc và cuộc sống. Hằng ngày tập luyện cơ hậu môn vài lần có thể phòng bệnh trĩ.


Cách phương pháp điều trị:

1.Điều trị trĩ thời kì đầu: rất đơn giản và không hề gây đau đớn, có thể không dùng thuốc, không tiêm, không cần tiểu phẫu. Chỉ cần bạn được bác sĩ chuẩn đoán sớm và bôi một số loại thuốc đặc trị là có thể chữa khỏi.

2.Đối với những người có những triệu chứng đau nhức điển hình, bị ra máu hay có dị vật thoát ra ngoài thì cần đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị sớm.
Những phương pháp thường dùng:

- Uống thuốc

- Dùng thuốc bôi ngoài

- Phương pháp sơ hóa

- Phương pháp thắt búi trĩ

- Phương pháp cắt bỏ

- Phương pháp điện hóa học

- Phương pháp điện đốt

- Phương pháp kích quang

- thủ thuật xâm lấn tối thiểu

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp lịch khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.06 55.66 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.